(BBT) - Tính từ ngày 20/11/2017, trong 365 ngày ấy, Trường Hải quan Việt Nam đã có nhiều thay đổi đến chóng mặt, trong đó có những thay đổi xứng đáng được gọi tên là "cột mốc". Bài viết dưới đây như một cái nhìn toàn cảnh 365 ngày Trường Hải quan Việt Nam "thay da đổi thịt".
365 ngày không ngừng nghỉ
Ngày 22/3/2018, Trường Hải quan Việt Nam chính thức nhận bàn giao trụ sở
mới tại Hưng Yên, cán bộ, viên chức, nhân viên Trường đã nỗ lực vừa sắp xếp
lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu, tài sản di chuyển vừa thực hiện quản lý 03 lớp
đang mở tại 162 Nguyễn Văn Cừ và tỉnh Bình Dương. Nhờ đó, chỉ sau 10 ngày
nhận bàn giao, Trường Hải quan đã thực hiện tổ chức các Hội thảo của Ngành
và các khóa đào tạo theo kế hoạch được giao song song với công tác hoàn
thiện, trang bị cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường.
Công tác trọng tâm
Thực hiện Quyết định số 160/QĐ-TCHQ ngày 12/01/2018 của Tổng cục Hải quan
về việc Ban hành chương trình công tác trọng tâm năm 2018 của Tổng cục Hải
quan, Trường Hải quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ “hoàn thành bộ giáo
trình, tài liệu chương trình đào tạo nghiệp vụ hải quan tổng hợp theo Quyết
định số 3215/QĐ-TCHQ ngày 02/10/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan”, hạn hoàn thành Qúy III/2018.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Hải quan Việt Nam biên soạn hoàn thiện
công tác biên soạn, thẩm định tại liệu và đang thực hiện công tác biên tập.
Dự kiến, trung tuần tháng 12/2018 sẽ hoàn chỉnh bộ tài liệu và trình Lãnh
đạo Tổng cục ra quyết định ban hành để sử dụng trong công tác đào tạo năm
2019.
Công tác đào tạo
Vì lý do khách quan trong quá
trình triển khai thực hiện một số lớp, Trường Hải quan Việt Nam đã trình
Lãnh đạo Tổng cục điều chỉnh 07 lớp sang hoạch đào tạo năm 2019 để đảm bảo
chất lượng cũng như nội dung, chương trình đào tạo.
Do vậy, kế hoạch đào tạo năm 2018 của Trường Hải quan Việt Nam là 35
lớp, 1645 lượt học viên.
Tính đến ngày 19/11/2018, Trường Hải quan Việt Nam
đã và đang tổ chức đào tạo 43 lớp với số lượng 1909 lượt học viên, đạt123% kế hoạch theo đầu lớp và 116% kế hoạch theo số lượng do Tổng cục Hải quan
giao, trong đó có 06 lớp ngoài kế hoạch.
Các khóa học liên tục được chiêu sinh, tổ chức (Ảnh: Tư liệu)
Một lớp học được tổ chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(Ảnh: Tư liệu)
Học viên Lớp NVHQTH học võ thuật (Ảnh: Tư liệu)
Dự kiến đến cuối năm 2018, Nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị
trong Ngành tiếp tục tổ chức một số lớp đào tạo theo nhu cầu của hải quan
địa phươn và tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới đối với chương
trình, tài liệu đào tạo năm 2019. Dự kiến đến 31/12/2018, Trường Hải quan Việt Nam hoàn thành tổ
chức đào tạo 47 lớp với 2030 lượt học viên, đạt khoảng 134% kế hoạch đào tạo do Tổng cục Hải quan giao.
Bên cạnh đó, để thực hiện đổi mới công tác đào tạo ngành Hải quan đáp ứng
yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại, ngày 15/6/2016, Trường Hải quan Việt Nam
đã tổ chức Hội thảo đổi mới công tác đào tạo ngành Hải quan với sự tham gia
của các đại biểu thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, một số Cục Hải quan tỉnh,
thành phố và các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tài chính. Thông qua Hội thảo,
ngành Hải quan nói chung và Trường Hải quan Việt Nam đã tiếp thu được nhiều
ý kiến hữu ích trong cải cách và định hướng phát triển công tác đào tạo
trong thời gian tới.
Công tác quản lý đào tạo
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu, tuy mới tiếp quản trụ sở mới,
cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ và thuận lợi cho hoạt động chung của nhà
trường nhưng cán bộ, viên chức, học viên luôn nghiêm túc các quy định, quy
chế của Ngành cũng như nề nếp, kỷ cương, kỷ luật của Trường đề ra trong
nhiều năm qua.
(Về công tác đào tạo và quản lý đào tạo, Trường Hải quan Việt Nam sẽ có một bài phân tích chuyên sâu đăng tải tiếp sau)
Học viên thi đấu giao hữu bóng đá (Ảnh: Tư liệu)
Công tác biên soạn giáo trình tài liệu giảng dạy
Trong năm 2018, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các đơn vị Khoa, Phòng phối hợp
với các đơn vị Vụ, Cục thực hiện công tác biên soạn tài liệu nghiệp vụ hải
quan tổng hợp theo Quyết định 3215/QĐ-TCHQ ngày 02/10/2017 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan” và tham gia biên soạn tài liệu đào tạo kiểm tra
viên cao cấp của ngành Hải quan.
Khung năng lực vị trí việc làm sẽ là thước đo hiệu quả công tác
của công chức trong bối cảnh mới (Ảnh: Tư liệu)
Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên
Công tác đào tạo đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ
luôn là vấn đề cấp bách vừa để đáp ứng yêu cầu chất giảng dạy và đây cũng
là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực đào tạo của Nhà trường. Kết hợp
với các chuyến đi thực tế tại các Cục Hải quan địa phương của học viên, Ban
Giám hiệu thường xuyên yêu cầu giảng viên của đơn vị, đặc biệt là giảng
viên trẻ tham gia để học hỏi và nâng cao kiến thức thực tế.
Hợp tác quốc tế được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Trường
(Ảnh: Tư liệu)
Bên cạnh ưu tiên đào tạo các kiến thức thực tế, nhà trường rất trú trọng
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các giảng viên trẻ để tăng cường hợp tác
quốc tế trong công tác đào tạo. Từ cuối năm 2017, nhà trường đã tổ chức Lớp
tiếng Anh dành cho cán bộ, giảng viên và các công chức trong ngành Hải
quan, sau gần 10 tháng học tập, trình độ tiếng Anh của các học viên được
đánh giá rất tích cực và đạt hiệu quả. Sau khi kết thúc, nhà trường sẽ
nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình đào tạo phù hợp để nâng cao trình
độ tiếng Anh cho cán bộ, công chức ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách,
hội nhập quốc tế.
Công tác quản lý cán bộ
Tính đến ngày 19/11/2018, Trường Hải quan Việt Nam có 56 cán bộ, viên chức,
nhân viên HĐ theo NĐ68/2000/NĐ-CP (chưa bao gồm 03 viên chức, giảng viên
đang đi thực tế tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố). Trong đó: Ban Giám hiệu:
01 người, Lãnh đạo Khoa, Phòng: 04 người. Về trình độ: có 01 tiến sỹ, 16
thạc sỹ, 25 người có trình độ đại học, 06 cao đẳng, trung cấp và nhiều cán
bộ, viên chức đang học cao học. Tuy nhiên, các giảng viên là cán bộ của
Trường tham gia giảng dạy chiếm tỷ lệ khiêm tốn do đa số các giảng viên
hiện tại của Trường đều là giảng viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tế. Hiện
tại, đối với các lớp đào tạo chuyên sâu chủ yếu là các giảng viên kiêm chức
có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế giảng dạy. Như vậy, hiện tại
lực lượng giảng viên của Trường là quá mỏng so với qui mô và yêu cầu đào
tạo của Ngành.
Đào tạo giảng viên tiếng Anh chuyên ngành Hải quan theo yêu cầu mới
(Ảnh: Tư liệu)
Rất nhiều giảng viên trụ cột của Trường về nghỉ hưu,
để lại các khoảng trống cần bù đắp (Ảnh: Tư liệu)
Ngoài ra, Trường có 9 hợp đồng khoán việc phục vụ công tác bếp ăn, tạp vụ,
điện, nước.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất
Từ ngày 22/3/2018, Trường Hải quan Việt Nam chính thức nhận bàn giao và
tiếp quản trụ sở mới tại Hưng Yên với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo. Tuy nhiên, việc đầu tư
chưa đồng bộ so với dự toán thi công ban đầu nên hiệu quả công tác đào tạo
còn chưa cao. Việc thiếu cơ sở chi cục ảo, máy soi, phòng giáo cụ trực
quan, bể bơi,...Trường Hải quan đã và đang phối hợp với các đơn vị liên
quan để thực hiện các hạng mục công trình này để sớm hoàn thành và đưa vào
sử dụng.
Sân bóng Nhà trường nhìn từ trên cao (Ảnh: Tư liệu)
Một góc phòng học của Trường (Ảnh: Tư liệu)
Chung tay phủ xanh Nhà trường (Ảnh: Tư liệu)
Những cây nhỏ được trồng ngày hôm nay....
(Ảnh: Tư liệu)
Sẽ vươn dậy thành những cây lớn ngày mai
(Ảnh: Tư liệu)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc phát động
phong trào chung tay trồng cây tại cơ sở đào tạo Ngành để mang lại không
gian xanh mát tại Trường Hải quan Việt Nam. Rất nhiều các đơn vị Vụ, Cục và
cán bộ, lãnh đạo trong toàn Ngành đã nhiệt tình ủng hộ việc trồng cây, tặng
ghế đá tại Trường bằng nhiều hình thức, nhờ vậy, từ khoảng đất trống, hoang
sơ nay đã trở thành khuôn viên xanh, sạch, đẹp với nhiều loại cây hoa, quả
theo đặc trưng vùng miền đến từ khắp nơi trong cả nước.
Để tiếp lửa cho 365 ngày tới
Trên cơ sở nhiệm vụ lãnh đạo Tổng cục giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ
công tác năm 2018, Ban lãnh đạo Trường Hải quan xác định mục tiêu, phương
hướng nhiệm vụ cuối năm 2019, đó là:
Một là:
Đổi mới toàn diện công tác đào tạo ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định
3215/QĐ-TCHQ ngày 02/10/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Hai là
:
Hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo đáp ứng yêu cầu
hiện đại hóa, hộp nhập.
Ba là
: Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng sự phạm phù hợp với định hướng
phát triển của Trường Hải quan.
Bốn là:
Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu quản lý
hải quan hiện đại: Chỉ cục giả định, phòng giáo cục trực quan, điểm cầu
trực tuyến, máy soicontainer,…
Năm là:
Xây dựng phương án và thực hiện cơ chế tự chủ theo yêu cầu của Tổng cục Hải
quan để định hướng hoạt động của Trường theo yêu cầu của Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về Cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
(Nguyễn Trang Thu)